Tin tức sự kiện tiêu biểu

Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Ngày đăng 19/04/2025 | 09:25  | Lượt truy cập: 202

      UBND thành phố thống nhất phương án sắp xếp lại 17 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Gia Lâm, thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đơn vị hành chính cơ sở Gia Lâm có diện tích tự nhiên 21,33km2; quy mô dân số 56.480 người. Địa giới hành chính gồm phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Trâu Quỳ và các xã Kiêu Kỵ, Dương Xá, Cổ Bi (Gia Lâm); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Thạch Bàn (Long Biên) và các xã Đặng Xá, Phú Sơn, Đa Tốn, Bát Tràng (Gia Lâm). Dự kiến trụ sở của Đảng uỷ, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tại trụ sở: Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Gia Lâm.


Ảnh: Phương án 4 đơn vị hành chính cơ sở

      Đơn vị hành chính cơ sở Phù Đổng có diện tích tự nhiên 44,50km², quy mô dân số 117.833 người. Địa giới hành chính bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã: Yên Thường, Yên Viên, Thiên Đức, Ninh Hiệp, Phủ Đồng và thị trấn Yên Viên; một phần diện tích tự nhiên, dân số của các xã: Cổ Bi, Đặng Xá. Dự kiến trụ sở của Đảng uỷ, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tại trụ sở: Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Thiên Đức

       Đơn vị hành chính cơ sở Thuận An có diện tích tự nhiên 32,53km², quy mô dân số 86.137 người. Địa giới hành chính bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã: Lệ Chi, Dương Quang; phần lớn diện tích tự nhiên, dân số các xã: Phú Sơn, Đặng Xá, Cổ Bi; một phần diện tích tự nhiên, dân số xã Dương Xá. Dự kiến trụ sở của Đảng uỷ, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chỉ trị - xã hội tại trụ sở: Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Đặng Xá.

       Đơn vị hành chính cơ sở Bát Tràng có diện tích tự nhiên 22,15km², quy mô dân số 58.652 người. Địa giới hành chính bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã: Kim Đức; phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của xã: Bát Tràng, Đa Tốn; một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã: Cự Khối, Thạch Bàn (Long Biên); thị trấn Trâu Quỳ, Kiêu Kỵ (Gia Lâm). Dự kiến trụ sở của Đảng uỷ, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tại trụ sở: Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Bát Tràng.

Toàn văn phương án xem tại đây: /documents/93071/0/Ph%C6%B0%C6%A1ng+%C3%A1n+s%E1%BA%AFp+x%E1%BA%BFp+%C4%91%C6%A1n+v%E1%BB%8B+h%C3%A0nh+ch%C3%ADnh+c%E1%BA%A5p+x%C3%A3+tr%C3%AAn+%C4%91%E1%BB%8Ba+b%C3%A0n+huy%E1%BB%87n+Gia+L%C3%A2m+19.4.2025.pdf/97469997-e3ac-475c-97db-eaa1e7355db1

 

UBND xã Cổ Bi tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Ngày đăng 18/04/2025 | 10:16  | Lượt truy cập: 373

Thực hiện Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày  07/04/2025 của Chính phủ về kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp; Văn bản số 104/HĐND-BPC ngày 16/4/2025 của HĐND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố; Hướng dẫn số 02/HD-UBND ngày 17/4/2025 của UBND Thành phố Hà Nội về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội; Văn bản số 07/HĐND-VP ngày 17/4/2025 của HĐND huyện Gia Lâm về việc tổ chức kỳ họp chuyên đề HĐND xã, thị trấn thông qua Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, UBND huyện Gia Lâm đã ban hành Kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 18/4/2025 về việc triển khai việc lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Đây là một chủ trương lớn, mang ý nghĩa chiến lược trong công cuộc đổi mới hệ thống chính trị, tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước, phù hợp với tiến trình đô thị hóa, phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở.

Nhằm cụ thể hóa và triển khai kịp thời các nội dung của kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 18/4/2025, chiều ngày 18/4/2025, UBND xã Cổ Bi đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Tham dự hội nghị có các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, các ban ngành, đoàn thể cùng toàn thể bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.

Ảnh: Các thành phần tham dự cuộc họp

Tại hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND xã đã quán triệt toàn bộ nội dung kế hoạch, nhấn mạnh mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Đồng thời, hướng dẫn cụ thể việc thành lập tổ lấy phiếu, tổ thư ký giúp việc, xác định các khu vực lấy phiếu tại từng thôn, tổ dân phố, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật.

Ảnh: Đồng chí Trang Thành Nam - Chủ tịch UBND xã triển khai các nội dung của kế hoạch 

Đặc biệt, việc lấy ý kiến nhân dân sẽ được thực hiện thông qua hình thức phát phiếu đến từng hộ gia đình, bảo đảm mọi công dân đều được thể hiện ý kiến, nguyện vọng chính đáng của mình.

Thời gian lấy ý kiến được ấn định vào ngày 20/4/2025 (Chủ nhật) – thời điểm thuận lợi để người dân tham gia đầy đủ, trách nhiệm, dân chủ và khách quan.

Ảnh: Các đại biểu tham dự hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến về việc triển khai kế hoạch

Có thể khẳng định rằng, việc lấy ý kiến nhân dân không chỉ là một bước đi bắt buộc trong quy trình hành chính, mà còn là biểu hiện sinh động của tư tưởng “lấy dân làm gốc” – nguyên tắc cốt lõi trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mọi quyết sách đúng đắn chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi được đặt trên nền tảng đồng thuận, ủng hộ của nhân dân.

Chính vì vậy, UBND xã Cổ Bi kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động nghiên cứu, thảo luận, tích cực tham gia đóng góp ý kiến, thực hiện quyền làm chủ của mình đối với sự phát triển bền vững, hiện đại và văn minh của quê hương trong thời kỳ mới./.

Công khai thông tin đường dây nóng tiếp nhận phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân trong việc chậm trễ xử lý các hồ sơ “làn xanh” thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND Quận và UBND các phường thuộc Quận
Ngày đăng 14/04/2025 | 02:49  | Lượt truy cập: 183
UBND xã Cổ Bi công khai Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND ngày 19/11/2024 của HĐND Thành phố và tài liệu chuyên đề số 10 việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Ngày đăng 26/03/2025 | 08:58  | Lượt truy cập: 374

Nội dung chi tiết xem tại đây:

Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND ngày 19 tháng 11 năm 2024 của Hội đồng nhân dân Thành Phố Hà Nội về việc quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành Phố Hà Nội (thực hiện khoản 2, khoản 3 điều 33 của Luật Thủ đô): /documents/93071/0/NQ+33.2024+bi%E1%BB%87n+ph%C3%A1p+c%E1%BA%AFt+%C4%91i%E1%BB%87n%2C+n%C6%B0%E1%BB%9Bc+%281%29.pdf/8d1d5d76-8fa2-491c-be66-a3954afc2dbb

- Tài liệu chuyên đề số 10 Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND ngày 19/11/2024 của HĐND Thành phố (quy định chi tiết khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024): /documents/93071/0/Tai+lieu+tuyen+truyen+NQ+33.pdf/e405e442-ee61-448f-9939-c16bfddbefbf

UBND xã Cổ Bi ban hành các văn bản về bầu Trưởng thôn Vàng 1 nhiệm kỳ 2025-2027
Ngày đăng 06/03/2025 | 09:29  | Lượt truy cập: 456

     Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; Thực hiện Hướng dẫn 04/HD-UBND ngày 13/11/2024 của UBND huyện Gia Lâm về việc Bầu cửTrưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và lựa chọn Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn huyện Gia Lâm nhiệm kỳ 2025 - 2027; Thực hiện Kế hoạch liên tịch số 35/KHLT-UBND-TTUBMTTQ, ngày 08/02/2025 của UBND, UBMTTQ xã Cổ Bi về việc Bầu cử Trưởng thôn và lựa chọn Phó Trưởng thôn Vàng 1 xã Cổ Bi nhiệm kỳ 2025 - 2027; 

   Ngày 03/03/2025, UBND xã Cổ Bi đã ban hành và triển khai các văn bản liên quan đến công tác Bầu Trưởng thôn Vàng 1 xã Cổ Bi nhiệm kỳ 2025-2027.

     Toàn văn nội dung văn bản xem tại đây: 

- Quyết định ngày bầu cử: /documents/93071/0/Q%C4%90+50+t%E1%BB%95+ch%E1%BB%A9c+b%E1%BA%A7u+c%E1%BB%AD+tr%C6%B0%E1%BB%9Fng+thon+V%C3%A0ng+1.pdf/84e0ee0d-528d-4c96-ac84-12eafc1f01e7

- Quyết định thành lập Ban chỉ đạo công tác bầu  cử : /documents/93071/0/Q%C4%90+51+Th%C3%A0nh+l%E1%BA%ADp+BC%C4%90+b%E1%BA%A7u+c%E1%BB%AD+th%C3%B4n+V%C3%A0ng+1.pdf/224e3882-9e8d-4d1f-9678-aa3a5cb8c5e2

- Quyết định thành lập Tổ bầu cử: /documents/93071/0/Q%C4%90+57+v%E1%BB%81+vi%E1%BB%87c+th%C3%A0nh+l%E1%BA%ADp+T%E1%BB%95+B%E1%BA%A7u+c%E1%BB%AD+Tr%C6%B0%E1%BB%9Fng+th%C3%B4n+V%C3%A0ng+1+x%C3%A3+C%E1%BB%95+Bi%2C+nhi%E1%BB%87m+k%E1%BB%B3+2025-2027.pdf/0f580d10-8e9b-4f7a-9043-042b6b594ca2

UBND xã Cổ Bi Thông báo về việc niêm yết công khai Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Ngày đăng 18/02/2025 | 10:23  | Lượt truy cập: 502

Ngày 17/02/2025, ông Đào Văn Tuyến – Phó Chủ tịch UBND xã Cổ Bi đã ký ban hành Thông báo số 22/TB-UBND về việc niêm yết công khai  Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Toàn văn Thông báo xem tại đây: /documents/93071/0/TB+22+ng%C3%A0fy+17-2-2025+cong+khai+ke+hoach+s%C6%B0+dung+dat.pdf/156e4b47-6f3b-4148-9924-dd53137904fe

Thông báo của UBND huyện: /documents/93071/0/Th%C3%B4ng+b%C3%A1o+c%C3%B4ng+khai+KHSD%C4%90.pdf/58c97fe7-00f3-46e1-8292-af0bb99cda24

Báo cáo thuyết minh đính kèm: /documents/93071/0/h.gialam-kh2025-trinhduyet-bctm-20241226-IN.pdf/95fe5fce-7fa5-4b0a-a03e-333d3f950388

UBND xã Cổ Bi công khai Chương trình Công tác của UBND xã năm 2025
Ngày đăng 17/02/2025 | 02:11  | Lượt truy cập: 478
Chủ động bảo vệ tài sản, phòng ngừa tội phạm trộm cắp dịp cuối năm trên địa bàn xã Cổ Bi
Ngày đăng 24/01/2025 | 08:11  | Lượt truy cập: 664

         Trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên Đán 2025 tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tiềm ẩn phức tạp, đặc biệt là thời gian các cơ quan, doanh nghiệp, cửa hàng, người thuê nhà, thuê trọ trên địa bàn nghỉ Tết nguyên đán, nhiều hộ dân, cá nhân về quê đón Tết, để tài sản, phương tiện tại nhà, không có người trông coi quản lý. Các đối tượng lợi dụng cắt khóa, đột nhập trộm cắp tài sản.

          Một số thủ đoạn hoạt động của các đối tượng trộm cắp tài sản:

          1. Đối tượng lợi dụng chủ cửa hàng, công ty, trụ sở doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, nhà dân đi vắng lâu ngày, không có người trông coi, quản lý hoặc công tác bảo vệ lỏng lẻo, thiếu kiểm tra, tuần tra, kiểm soát để đột nhập trộm cắp tài sản.

          2. Đối tượng leo lên khung rào phía sau nhà hoặc leo lên nhà bên cạnh không có người ở, bỏ hoang, sau đó leo qua sân thượng dùng kìm cộng lực, máy cắt sắt, xà beng…để bẻ khóa, cạy cửa, đột nhập vào nhà để trộm cắp tài sản.

          3. Đối tượng lợi dụng các khu nhà trọ không có người trông coi, quản lý, công nhân, người thuê nhà về quê đón tết, để lại phương tiện xe máy, tài sản ở phòng để cắt khóa, đột nhập trộm cắp tài sản.

          4. Đối tượng lợi dụng các khu trang trại vắng người qua lại, không có người trông coi quản lý để trộm cắp tài sản, vật nuôi, hoa màu của người dân.

          Để đấu tranh, phòng ngừa có hiệu quả với loại tội phạm trộm cắp tài sản, Công an xã Cổ Bi đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, nhà cho thuê trọ, nhà riêng của các hộ gia đình thực hiện những nội dung sau:

          - Các gia đình nếu có điều kiện nên lắp đặt các thiết bị chống trộm như camera, chuông báo động, nên lưu số điện thoại của CSKV, trực ban Công an xã Cổ Bi, tổ trưởng tổ an ninh cơ sở hoặc trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố để gọi khi gặp sự cố.

          - Cần gia cố hệ thống khóa cổng, khóa cửa nhà, cửa tum. Nên sử dụng các loại khóa có chức năng chống trộm, khóa bên trong cửa để chống cắt phá khóa, đảm bảo chắc chắn, an toàn; chú ý cửa sổ phải có chắn song sắt, cửa tum nên được làm bằng sắt. Nên gia cố tường, hàng rào đảm bảo đủ để ngăn chặn việc leo chuyền từ cây xanh, cột điện sát gần nhà vào trộm cắp tài sản.

          - Trước khi đi ra khỏi nhà cần kiểm tra kỹ hệ thống khóa và khóa cẩn thận các cửa ra vào, cửa sổ, cửa ra ban công, sân thượng. Không để tiền, tài sản có giá trị lớn trong nhà khi đi vắng trong những ngày nghỉ tết.

          - Khi đi vắng dài ngày nên nhờ hàng xóm, người thân trông nom hộ hoặc có thể thuê người trông coi, bảo vệ. Hạn chế sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo…đăng tải hình ảnh gia đình đang đi về quê, du lịch với người thân, bạn bè để đối tượng lên kế hoạch đột nhập nhà riêng trộm cắp tài sản.

          Khuyến cáo người dân khi phát hiện đối tượng có hành vi đột nhập trộm cắp phải bình tĩnh, xử lý linh hoạt, không nên có hành vi phản kháng để tránh bị đối tượng tấn công xâm hại sức khỏe, tính mạng của bản thân cũng như những người thân trong gia đình.

          Mọi thông tin tố giác tội phạm điện thoại liên lạc với đường dây nóng số điện thoại 113 (CATP), đ/c Lê Văn Thủy- Trưởng CA xã 0976795068, đ/c Nguyễn Văn Tiến- Phó CA xã 0866966975, để được hỗ trợ xử lý.

          Vậy UBND xã Cổ Bi và Công an xã Cổ Bi khuyến cáo nhân dân và các cơ quan doanh nghiệp, trường học, hộ gia đình và nhân dân trên địa bàn nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động phòng ngừa và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an trong công tác phòng chống tội phạm./.

Các thôn, tổ dân phố trên địa bàn xã Cổ Bi đã tổ chức thành công Hội nghị Đại biểu Nhân dân bàn việc xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư năm 2025
Ngày đăng 20/01/2025 | 05:31  | Lượt truy cập: 784

Thực hiện Kế hoạch liên tịch số 05/KH-UBND ngày 05/01/2025 của UBND xã Cổ Bi và UB. MTTQ xã về viêc tổ chức Hội nghị Đại biểu nhân dân bàn việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở năm 2025, các thôn, tổ dân phố trên địa bàn xã Cổ Bi đã tổ chức thành công Hội nghị Đại biểu Nhân dân bàn việc xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Qua đó nhằm tiếp tục phát huy dân chủ trong xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở, các quy định của địa phương. Hội nghị Đại biểu nhân dân năm 2025 trên địa bàn xã Cổ Bi thực sự là hội nghị của dân, là nơi để chính quyền địa phương lắng nghe tiếng nói của Nhân dân.

Để thực hiện tốt Hội nghị Đại biểu Nhân dân, ngay từ đầu năm, Uỷ ban MTTQ Việt Nam đã phối hợp với UBND xã Cổ Bi đã triển khai Kế hoạch và các nội dung Hội nghị Đại biểu Nhân dân đến các thôn, tổ dân phố và đề nghị các thôn, tổ dân phố đưa các nội dung cụ thể, thiết thực của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" để xin ý kiến nhân dân cùng  bàn bạc và tổ chức thực  hiện.  đảm bảo thiết thực và hiệu quả.

Từ ngày 12/01/2025 đến ngày 17/01/2025, 8/8 thôn, tổ dân phố trên địa bàn xã đã tổ chức thành công Hội nghị Đại biểu Nhân dân ở cơ sở.  Các thôn, tổ dân phố đã tiến hành hội  nghị chặt chẽ theo đúng hướng dẫn đảm bảo được mục đích, yêu cầu, phát huy vai trò, vị trí của khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện dân chủ trong Nhân dân bàn việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh. Hội nghị Đại biểu Nhân dân đã phát huy dân chủ, bàn bạc để thực hiện những nội dung xây dựng nếp sống văn hóa, hành vi ứng xử nhất là Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, chấp hành các chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, vận động Nhân dân ủng hộ Qũy “Vì biển, đảo Việt Nam”, Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”,  nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa trong cộng đồng dân cư, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, xây dựng cống rãnh thoát nước, tăng cường giữ gìn trật tự, kỷ cương, giải quyết những vấn đề bức xúc ngay tại cơ sở thôn, tổ dân phố, bàn việc tổ chức lễ hội truyền thống, các quy định về Hương ước, Quy ước, nâng cao chất lượng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".

 Hội nghị ở thôn, tổ dân phố có sự tham gia đông đủ các thành phần như đại diện lãnh đạo Đảng, HĐND, UBND, UB.MTT xã, các thành viên trong Ban chỉ đạo “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” xã, các cụ cao niên, các gia đình văn hóa tiêu biểu, các hộ làm kinh tế giỏi, cấp uỷ chi bộ, ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố và các đoàn thể xã và các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố với hơn 50 lượt ý kiến phát biểu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị Đại biểu Nhân dân năm 2024, góp ý vào phương hướng năm 2025, những mặt đã làm được, những việc chưa làm được. Các ý kiến đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, thẳng thắn xây dựng. Những nội dung được nhiều ý kiến quan tâm là những vấn đề vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, các tệ nạn xã hội, về việc cưới, việc tang, mừng thọ, xây dựng, chỉnh trang đường làng ngõ xóm… Thông qua Hội nghị Đại biểu Nhân dân nhiều ý kiến cũng đề xuất kiến nghị với chính quyền các cấp mắc thêm đèn chiếu sáng, vận chuyển các chất thải, thu gom rác thải đúng nơi quy định, giải quyết nhu cầu về nước sạch sinh hoạt, thành lập tổ tự quản, tăng cường lực lượng an ninh tuần tra ban đêm ngăn ngừa trộm cắp, tiêm chích ma túy, lắp camera đường thôn, xóm, làng, khu phố…

Ảnh: Các đại biểu tham dự Hội nghị Đại biểu nhân dân ở cơ sở

Ảnh: Đoàn Chủ toạ điều hành Hội nghị Đại biểu nhân dân thôn Cam

Có thể nói, Hội nghị Đại biểu Nhân dân trên địa bàn xã Cổ Bi có ý nghĩa rất quan trọng, qua đó nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền, huy động tiềm năng, trí tuệ của Nhân dân tại cộng đồng dân cư. Đồng thời phối hợp cùng với cấp ủy, chính quyền ở cơ sở giải quyết những vấn đề bức xúc nảy sinh, đẩy mạnh phong trào tự quản, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, góp phần xây dựng xã ngày càng văn minh, giàu đẹp. 

Công khai Quyết định về việc công bố công khai Dự toán ngân sách năm 2025 của xã Cổ Bi
Ngày đăng 13/01/2025 | 08:38  | Lượt truy cập: 1109

Ngày 06/01/2025, Chủ tịch UBND xã Cổ Bi đã ký, ban hành quyết định số 06/QĐ-UBND về việc công bố công khai Dự toán ngân sách năm 2025 của xã Cổ Bi.

 Toàn văn nội dung của Quyết định xem tại đây: /documents/93071/0/C%C3%B4ng+khai+d%E1%BB%B1+to%C3%A1n+ng%C3%A2n+s%C3%A1ch+n%C4%83m+2025.pdf/a41f5ea5-bf95-4fed-9c34-f2967cd585c9

UBND xã Cổ Bi đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn xã Cổ Bi
Ngày đăng 13/01/2025 | 08:15  | Lượt truy cập: 1070

Thông qua việc ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho công dân khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông – văn minh đô thị và thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng, nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác chấp hành pháp luật của người dân; Tạo sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ của cả hệ thống chính trị trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị và vệ sinh môi trường trên địa bàn xã; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý triệt để các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường qua đó đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị để tạo diện mạo đường phố trên địa bàn xã văn minh, sạch đẹp; Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm phải đảm bảo khách quan, toàn diện, tuân thủ các quy định của pháp luật. Tổ chức kiểm tra, phát hiện, lập biên bản vi phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp đối với những trường hợp vi phạm pháp luật trên lĩnh vực Trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn xã.

  1.    Ảnh: Lực lượng tham gia kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị,
  2. vệ sinh môi trường trên địa bàn xã
  3.  

Các lực lượng tham gia đã tổ chức kiểm tra xử lý triệt để các vi phạm về trật tự đô thị, các vi phạm kinh doanh buôn bán, để vật liệu xây dựng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; xử lý và xóa bỏ các điểm và tụ điểm phức tạp về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn xã; tổ chức giải tỏa không để vi phạm các chợ xanh, chợ cóc và các trường hợp kinh doanh buôn bán, nhà hàng, quán ăn để biển quảng cáo, để xe lấn chiếm lòng, lề đường phố, các quán nước vỉa hè dựng bạt, ô che. Tập trung vào các điểm còn tồn tại như: Khu vực Chợ X8, khu vực cổng chợ Vàng, tuyến đường Cổ Bi, nhà văn hóa xã, cổng các trường học Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, THPT Cao Bá Quát và các tuyến đường liên thôn, TDP trong xã; bóc xóa quảng cáo rao vặt; dọn dẹp các điểm chân rác quanh cây xanh; phá bỏ bục, bệ, cầu dắt xe gây mất mỹ quan đô thị, đường phố. Rà soát, hướng dẫn nhân dân sắp xếp xe đạp, xe máy tại các khu vực công cộng như chợ, cổng trường học, công ty… đảm bảo đúng quy định, không ảnh hưởng đến trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông.

Ảnh: Thực hiện bóc xoá quảng cáo, băng rôn trăng treo mất mỹ quan đô thị

 Ảnh: Các lực lượng thực hiện giải toả bục bệ măng lấn chiếm lòng đường

Ảnh: Các lực lượng thực hiện giải toả điểm chân rác tự phát tại vỉa hè, cây xanh gây mất mỹ quan đô thị

Theo ghi nhận của tổ công tác một số tuyến đường trung tâm như: Cổ Bi, điểm chợ Vàng, khu vực X8, đường 142, Cổ Bi... phần lớn hộ kinh doanh đều chấp hành nghiêm chỉnh về trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông. Các tuyến đường đều dọn dẹp vệ sinh sạch, đẹp, để xe ngăn nắp, tạo đường thông, hè thoáng cho người tham gia giao thông.

Tuy nhiên, tại các tuyến phố vẫn có một số hộ để biển bảng lấn chiếm vỉa hè, một số trường hợp vẫn cố tình dừng đỗ xe không đúng quy định và để hàng hoá lấn chiếm vỉa hè. Tổ công tác đã tiến hành nhắc nhở, xử lý nghiêm đúng quy định.

Để duy trì những kết quả trong thời gian tới, UBND xã sẽ tiếp tục phối hợp và chỉ đạo với các bộ phận liên quan thực hiện tốt các nội dung về bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm, đảm bảo mỹ quan đô thị và trật tự an toàn giao thông./.

Bài viết chuyên đề: Các nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm
Ngày đăng 30/12/2024 | 03:43  | Lượt truy cập: 3536

Bài viết này  sẽ cùng bạn  điểm qua về Các nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm nâng cao nhận thức và giúp mọi người hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc duy trì vệ sinh và an toàn trong ngành thực phẩm.

Nội dung bài viết

1. Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm

1.1 Thiếu kiến thức và nhận thức:

Thiếu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm: Nhân viên trong ngành thực phẩm có thể không được đào tạo đầy đủ về quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm các nguy cơ liên quan đến vi khuẩn, vi rút, nấm mốc, chất gây ô nhiễm và các tác nhân gây bệnh khác. Sự thiếu hụt kiến thức này có thể dẫn đến việc không tuân thủ các quy tắc và thực hiện các biện pháp vệ sinh cần thiết.

Nhận thức không đúng về tác động của vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh: Một số người có thể không nhận ra tác động tiềm ẩn của vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác đối với sức khỏe con người. Điều này có thể dẫn đến việc lơ là trong việc tuân thủ các quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.2 Quản lý không chặt chẽ:

Thiếu giám sát và kiểm soát: Thiếu sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ trong ngành thực phẩm có thể dẫn đến việc không tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn. Các doanh nghiệp thực phẩm cần có chính sách và quy trình rõ ràng về vệ sinh an toàn, cùng với việc thực hiện kiểm tra và giám sát định kỳ để đảm bảo tuân thủ.

Kiểm tra chất lượng không đầy đủ: Nếu quá trình kiểm tra chất lượng không được thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả, việc phát hiện các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị bỏ qua. Điều này có thể dẫn đến việc tiếp tục sản xuất và phân phối các sản phẩm không an toàn.

1.3 Điều kiện môi trường không an toàn:

Ô nhiễm môi trường: Môi trường làm việc và sản xuất không đảm bảo vệ sinh có thể gây ô nhiễm thực phẩm. Ví dụ, nếu không có hệ thống thoát nước và xử lý chất thải hiệu quả, có thể xảy ra ô nhiễm nước và môi trường xung quanh, tác động tiêu cực đến chất lượng thực phẩm.

Vệ sinh cá nhân không đúng: Quy tắc vệ sinh cá nhân bao gồm việc rửa tay đúng cách, sử dụng trang phục bảo hộ và kiểm soát tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Nếu nhân viên không tuân thủ quy định về vệ sinh cá nhân, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh có thể lây lan vào thực phẩm.

1.4 Quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng phức tạp:

Không đồng bộ trong quá trình sản xuất: Quá trình sản xuất thực phẩm phức tạp có nhiều bước và liên kết khác nhau. Nếu không có sự điều đồng và tuân thủ quy tắc vệ sinh an toàn trong từng bước sản xuất, vận chuyển và lưu trữ thực phẩm, có thể tạo nên các điểm yếu và nguy cơ ô nhiễm. Ví dụ, thiếu sự kiểm soát trong việc xử lý, chế biến và bảo quản thực phẩm có thể tạo điều kiện cho sự phát triển và lưu trữ không an toàn của vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh.

Quá trình vận chuyển không an toàn: Quá trình vận chuyển thực phẩm có thể gặp các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn, chẳng hạn như không đảm bảo nhiệt độ an toàn cho thực phẩm dễ hỏng, tiếp xúc với chất gây ô nhiễm trong quá trình vận chuyển, hoặc không tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn khi vận chuyển thực phẩm qua các phương tiện giao thông.

1.5 Sự lạm dụng chất bảo quản và phụ gia:

Sử dụng quá mức chất bảo quản và phụ gia: Việc sử dụng quá mức chất bảo quản và phụ gia trong thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe con người. Sự lạm dụng này có thể xảy ra để kéo dài thời gian bảo quản, cải thiện hình dạng hoặc màu sắc của thực phẩm, mà không tuân thủ quy định về sử dụng an toàn.

Không tuân thủ quy định về sử dụng: Một số doanh nghiệp thực phẩm có thể không tuân thủ quy định về sử dụng chất bảo quản và phụ gia, bao gồm liều lượng, loại chất bảo quản phù hợp và quy định thời gian giới hạn. Điều này có thể dẫn đến việc sử dụng các chất này một cách không an toàn và gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.

1.6 Văn hóa và thói quen ẩm thực:

Tiêu thụ thực phẩm sống: Một số văn hóa ẩm thực có thể ưa thích tiêu thụ thực phẩm sống hoặc chưa qua chế biến đúng cách. Việc tiếp xúc với thực phẩm sống có thể tạo ra nguy cơ ô nhiễm và lây lan bệnh từ vi khuẩn và tác nhân gây bệnh có thể hiện diện trong thực phẩm tươi sống.

Thực phẩm không chín hoặc không được chế biến đúng cách: Việc tiêu thụ thực phẩm không chín hoặc không được chế biến đúng cách có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Thực phẩm chưa chín hoặc chưa qua chế biến đủ có thể chứa vi khuẩn và tác nhân gây bệnh, gây ra các bệnh do thực phẩm.

2. Thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay ở Việt Nam

Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), năm 2023, cả nước ghi nhận 3.076 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 2.026 người mắc, 15 người chết.

Một số vấn đề đáng lo ngại về VSATTP ở Việt Nam hiện nay:

  • Sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm: Đây là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất về VSATTP ở Việt Nam hiện nay. Các chất cấm thường được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm để tăng trọng lượng, kích cỡ, màu sắc, hương vị, hoặc kéo dài thời hạn sử dụng. Những chất này có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí gây tử vong.
  • Sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y không đúng quy định: Việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y không đúng quy định cũng là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm. Các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y không đúng quy định có thể gây ô nhiễm thực phẩm, làm giảm chất lượng và an toàn của thực phẩm, thậm chí gây ngộ độc thực phẩm.
  • Quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh: Nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm vẫn chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở này thường có môi trường sản xuất, chế biến không sạch sẽ, thiết bị không được vệ sinh thường xuyên, dụng cụ chế biến không được khử trùng, nhân viên sản xuất, chế biến không có kiến thức về VSATTP.
  • Nguồn gốc thực phẩm không rõ ràng: Thực phẩm không rõ nguồn gốc là một vấn đề đáng lo ngại khác về VSATTP ở Việt Nam hiện nay. Thực phẩm không rõ nguồn gốc không thể kiểm soát được chất lượng, an toàn, có thể chứa các chất độc hại, gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.

3. Tác hại to lớn của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể gây ra những tác hại to lớn đối với sức khỏe con người và xã hội. Dưới đây là một số tác hại chính:

  • Bệnh tật: 

Thực phẩm bị ô nhiễm hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn có thể chứa các vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, hoặc các chất độc hại khác. Khi tiêu thụ những thực phẩm này, người tiêu dùng có thể mắc phải các bệnh tật như tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột, viêm gan, viêm ruột, và thậm chí là các bệnh nguy hiểm như viêm não và tử vong.

  • Dịch bệnh lây lan: 

Nếu một số thực phẩm không được xử lý và bảo quản đúng cách, chúng có thể trở thành nguồn lây nhiễm cho các bệnh dịch. Vi khuẩn như Salmonella, E. coli và Listeria có thể tạo ra dịch bệnh trong thực phẩm và khi người tiêu dùng tiếp xúc với chúng, dịch bệnh có thể lan rộng trong cộng đồng, gây ra đợt bùng phát bệnh.

  • Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế: 

Mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể gây ra những vụ vi phạm và sự thiếu tin cậy trong ngành thực phẩm. Điều này có thể đẩy lùi sự phát triển kinh tế của một quốc gia, gây tổn thất về nguồn lực và tài chính, đồng thời làm suy yếu niềm tin của người tiêu dùng đối với thực phẩm.

  • Thiệt hại cho hình ảnh và danh tiếng: 

Một vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm có thể gây tổn thất nghiêm trọng đến danh tiếng của các doanh nghiệp thực phẩm, đặc biệt là khi thông tin về việc ô nhiễm thực phẩm hoặc dịch bệnh lan truyền do thực phẩm bị rò rỉ ra công chúng. Khi tin tức về vi phạm lan truyền, người tiêu dùng có thể mất niềm tin vào nhãn hiệu và sản phẩm, gây thiệt hại về doanh số bán hàng và khó khăn trong việc phục hồi lòng tin của khách hàng.

  • Tác động môi trường: 

Quá trình sản xuất, chế biến và xử lý thực phẩm không an toàn có thể gây ra ô nhiễm môi trường. Ví dụ, việc xả thải và xử lý không đúng cách có thể gây ra sự ô nhiễm nguồn nước và đất, gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

4. Một số trường hợp mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể xảy ra trong nhiều trường hợp khác nhau. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến khiến thực phẩm mất vệ sinh an toàn:

  • Quá trình sản xuất: 

Nếu không tuân thủ đúng quy trình sản xuất thực phẩm, có thể xảy ra ô nhiễm vi sinh vật hoặc chất gây hại. Ví dụ, nếu không sử dụng nước sạch trong quá trình chế biến hoặc không tuân thủ quy tắc vệ sinh cá nhân, vi khuẩn và virus có thể bị truyền sang thực phẩm.

  • Quá trình vận chuyển và lưu trữ: 

Nếu thực phẩm không được vận chuyển và lưu trữ đúng cách, nó có thể tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm. Ví dụ, thực phẩm thô và thực phẩm đã chế biến không nên được vận chuyển cùng nhau để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn chéo. Ngoài ra, lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ không thích hợp có thể tạo điều kiện phát triển vi khuẩn.

  • Sử dụng chất bảo quản và phụ gia không an toàn: 

Một số chất bảo quản và phụ gia được sử dụng trong thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng quá mức hoặc không đúng cách. Sử dụng chất này một cách không an toàn có thể gây ra nguy cơ chảy máu, tổn thương nội tạng và các vấn đề sức khỏe khác.

  • Quá trình chế biến và nấu nướng không an toàn: 

Nếu thực phẩm không được nấu chín hoặc chế biến đúng cách, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh vẫn có thể tồn tại. Sử dụng các công cụ và thiết bị không được làm sạch đúng cách cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm.

  • Tiếp xúc với động vật hoặc côn trùng gây bệnh: 

Nếu thực phẩm tiếp xúc với động vật hoặc côn trùng gây bệnh, chẳng hạn như gián, chuột, muỗi, có thể truyền các bệnh nguy hiểm cho con người.

  • Không tuân thủ quy định vệ sinh an toàn: 

Nếu các doanh nghiệp, nhà hàng, cửa hàng thực phẩm không tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn, như không đảm bảo vệ sinh cá nhân, không làm sạch và diệt khuẩn thiết bị, không kiểm tra chất lượng thực phẩm, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.

5. Biện pháp làm giảm nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm

 

Để giảm nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

5.1 Đào tạo và nâng cao nhận thức:

Đào tạo về vệ sinh an toàn thực phẩm: Cung cấp đào tạo đầy đủ về quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho tất cả nhân viên trong ngành thực phẩm. Đào tạo này nên bao gồm kiến thức về nguy cơ liên quan đến vi khuẩn, vi rút, nấm mốc, chất gây ô nhiễm và các tác nhân gây bệnh khác. Nhân viên cần được hướng dẫn về các quy tắc vệ sinh cơ bản, kỹ thuật xử lý thực phẩm an toàn, và các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm.

Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng: Tăng cường thông tin và giáo dục cho người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cung cấp cho họ kiến thức về các nguy cơ có thể gặp phải khi sử dụng thực phẩm không an toàn và cách phòng ngừa. Thông qua các chiến dịch quảng cáo, tài liệu giáo dục và sự tăng cường tư vấn, người tiêu dùng có thể được hướng dẫn về cách lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm một cách an toàn.

5.2 Quản lý và giám sát chặt chẽ:

Thiết lập chính sách và quy trình vệ sinh an toàn: Doanh nghiệp thực phẩm cần có chính sách và quy trình rõ ràng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này bao gồm việc thiết lập quy tắc về vệ sinh cá nhân, quản lý chất gây ô nhiễm và các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm trong quá trình sản xuất, chế biến, lưu trữ và vận chuyển thực phẩm. Quy trình này cần được thực hiện và tuân thủ một cách nghiêm ngặt.

Giám sát và kiểm soát: Tăng cường giám sát và kiểm soát trong quá trình sản xuất và tiêu thụ thực phẩm. Các doanh nghiệp cần thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo tuân thủ quy tắc vệ sinh an toàn. Điều này có thể bao gồm kiểm tra môi trường làm việc, kiểm tra chất lượng thực phẩm, và theo dõi quá trình vận chuyển và lưu trữ thực phẩm.

5.3 Quy định và tuân thủ:

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm: Đối với các doanh nghiệp thực phẩm, yêu cầu tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là cần thiết. Các quy định này bao gồm việc đảm bảo chất lượng thực phẩm, quản lý chất gây ô nhiễm, quy trình vệ sinh cá nhân và các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm trong quá trình sản xuất, chế biến, lưu trữ và vận chuyển thực phẩm.

Tuân thủ quy định: Các doanh nghiệp thực phẩm cần tuân thủ và thực hiện các quy định về vệsinh an toàn thực phẩm. Điều này bao gồm việc giám sát và tuân thủ các quy tắc vệ sinh an toàn, báo cáo các sự cố và vi phạm liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, và chấp hành các biện pháp sửa đổi và cải thiện khi cần thiết.

5.4 Bảo vệ môi trường:

Quản lý chất thải: Các doanh nghiệp thực phẩm cần có hệ thống quản lý chất thải hiệu quả để đảm bảo loại bỏ chất thải một cách an toàn và không gây ô nhiễm môi trường. Điều này bao gồm việc tách riêng chất thải hữu cơ và chất thải không hữu cơ, xử lý chất thải bằng phương pháp thích hợp và tuân thủ các quy định về xử lý chất thải.

Sử dụng tài nguyên bền vững: Các doanh nghiệp thực phẩm nên xem xét việc sử dụng tài nguyên một cách bền vững. Điều này bao gồm việc lựa chọn nguồn nguyên liệu bền vững, giảm lượng chất thải và chất gây ô nhiễm, tối ưu hóa sử dụng năng lượng và nước, và thúc đẩy các phương pháp sản xuất và chế biến thực phẩm có hiệu suất cao.

5.5 Liên kết và hợp tác:

Hợp tác giữa các bên liên quan: Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan, bao gồm các doanh nghiệp thực phẩm, cơ quan quản lý và giám sát, các tổ chức khoa học và nghiên cứu, và người tiêu dùng. Sự hợp tác này giúp chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tài nguyên, và phối hợp các hoạt động để đạt được mục tiêu chung về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Liên kết chuỗi cung ứng: Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm cũng đòi hỏi việc liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm. Các doanh nghiệp thực phẩm cần thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn trong quá trình lựa chọn, mua hàng, vận chuyển và lưu trữ nguyên liệu và thực phẩm từ nguồn cung ứng đến người tiêu dùng cuối cùng.

Tổng kết, để giảm nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, cần áp dụng các biện pháp như đào tạo và nâng cao nhận thức, quản lý và giám sát chặt chẽ, quy định và tuân thủ, bảo vệ môi trường, và tăng cường liên kết và hợp tác giữa các bên liên quan. Sự thực hiện hiệu quả của các biện pháp này sẽ đảm bảo rằng thực phẩm được sản xuất, chế biến và tiêu thụ một cách an toàn và không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

6. Mọi người cùng hỏi 

1. Thực phẩm bị ô nhiễm là gì và tại sao nó gây ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm?

Thực phẩm bị ô nhiễm khi nó tiếp xúc với vi khuẩn, vi rút, hoặc các chất gây hại khác. Điều này xảy ra khi thực phẩm không được lưu trữ, chế biến hoặc vận chuyển đúng cách. Ô nhiễm thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu tiêu thụ.

2. Làm thế nào để ngăn ngừa mất vệ sinh an toàn thực phẩm?

Để ngăn ngừa mất vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn cần thực hiện các biện pháp như giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn, rửa tay thường xuyên khi thực hiện công việc liên quan đến thực phẩm, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc đáng tin cậy, và đảm bảo sạch sẽ khi chế biến và lưu trữ thực phẩm.

3. Thực phẩm thường bị ô nhiễm ở đâu nhiều nhất?

Thực phẩm thường bị ô nhiễm nhiều nhất ở các điểm bán lẻ, nhà hàng, và quán ăn, nơi cần đặc biệt chú trọng đến vệ sinh. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất thực phẩm và quá trình vận chuyển cũng có thể gây ra ô nhiễm thực phẩm.

4. Tôi nên làm gì nếu nghi ngờ thực phẩm bị ô nhiễm?

Nếu bạn nghi ngờ thực phẩm bị ô nhiễm, hãy ngừng sử dụng và lưu trữ nó cách riêng biệt. Báo cáo tình trạng này cho cơ quan quản lý thực phẩm và theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân. Đừng tiêu thụ thực phẩm nếu bạn nghi ngờ rằng nó có thể gây hại./.

UBND xã Cổ Bi ban hành và triển khai Kế hoạch đảm bảo An toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch,Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025
Ngày đăng 30/12/2024 | 01:45  | Lượt truy cập: 3344

Qua đó, UBND xã sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và sử dụng thực phẩm nhằm đảm bảo tốt công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025;  Nâng cao trách nhiệm chỉ đạo công tác quản lý ATTP của các cấp, các ngành. Triển khai các biện pháp đảm bảo ATTP trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025;  Đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phục vụ Tết và Lễ hội Xuân năm 2025.

Toàn văn kế hoạch tại đây: /documents/93071/0/KH+t%E1%BA%BFt+nguy%C3%AAn+%C4%91%C3%A1n+ATTP+2025+%C4%91%C3%A3+K%C3%BD.pdf/9678927a-3ab1-43c6-a913-9ccadd11b8a7

 

UBND xã Cổ Bi công bố các Quyết định công nhận trưởng thôn, tổ dân phố nhiệm kỳ 2025-2027
Ngày đăng 30/12/2024 | 01:28  | Lượt truy cập: 3290

   Ngày 27/12/2024UBND xã Cổ Bi tổ chức Hội nghị Công bố và trao Quyết định công nhận kết quả bầu cử Trưởng khu phố, nhiệm kỳ 2025-2027. Đến dự hội nghị có sự hiện diện của ông Nguyễn Minh Sáng - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy – Chủ tịch HĐND phường, ông Trang Thành Nam - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, cùng các ông bà đại diện Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, các ban ngành, đoàn thể; Bí thư chi bộ và các ông, bà được trao Quyết định chức danh Trưởng thôn, tổ dân phố nhiệm kỳ 2025 - 2027.

   Hội nghị, đã đánh giá công tác triển khai thực hiện kế hoạch bầu cử đúng luật, đảm bảo theo nội dung, tiến độ đã đề ra. Công tác chỉ đạo điều hành của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể phường chặt chẽ, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy trình và quy định của pháp luật. Cuộc bầu cử nhằm bầu chọn những người có trình độ, năng lực đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc củng cố, phát huy sức mạnh và quyền làm chủ của nhân dân.

Ảnh:  Bà Nhữ Thị Thanh Thu - Chủ tịch UB. MTTQ xã Cổ Bi báo cáo kết quả công tác tổ chức bầu cử trưởng thôn, tdp nhiệm kỳ 2025-2027 trên địa bàn xã

   Kết quả cụ thể:

   - Ông Nguyễn Văn Thuần tái cử chức danh Trưởng thôn Cam 1 nhiệm kỳ 2025-2027.

   - Ông Nguyễn Khánh Thiện trúng cử chức danh Trưởng thôn Cam 2 , nhiệm kỳ 205-2027.

   - Ông Đinh Văn Thá  trúng cử chức danh Trưởng thôn Hội , nhiệm kỳ 205-2027.

   - Ông Nguyễn Huy Tôn tái cử chức danh Trưởng thôn Cam 1 nhiệm kỳ 2025-2027.

   - Ông Nguyễn Văn Thịnh tái cử chức danh Tổ trưởng Tổ dân phố Cơ Khí nhiệm kỳ 2025-2027.

   - Ông Lê Sỹ Luyện tái cử chức danh Tổ trưởng Tổ dân phố Số 2 nhiệm kỳ 2025-2027.

   - Ông Trần Xuân Quang trúng cử chức danh Tổ trưởng Tổ dân phố Số 3, nhiệm kỳ 205-2027.

Thôn Vàng 1 do kết quả bầu cử lại của hai nhân sự là ông Trần Văn Cường và ông Nguyễn Huy Thuấn chưa đạt tỷ lệ yêu cầu do đó, UBND xã đã chỉ định ông Nguyễn Huy Giáp – Phó trưởng thôn Vàng 1 nhiệm kỳ 2022-2025 tạm thời đảm nhiệm chức danh trưởng thôn Vàng 1 trong vòng 60 ngày. Sau 60 ngày UBND sẽ tổ chức bầu trưởng thôn Vàng 1 theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

   Ảnh: Các ông, bà trúng cử trưởng thôn, tổ dân phố nhiệm kỳ 2025 - 2027 nhận quyết định và hoa chúc mừng

   Sau khi nhận Quyết định, các ông, bà trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố đã được phổ biến Thông tư của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội.

   Ảnh: Ông Trang Thành Nam - Chủ tịch UBND xã phát biểu tại hội nghị

   Phát biểu tại lễ công bố quyết định, ông Trang Thành Nam - Chủ tịch UBND xã chúc mừng và đánh giá cao nỗ lực, quá trình công tác của các ông, bà trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố trong nhiệm kỳ qua. Đồng thời, tin tưởng, mong muốn các ông, bà trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, nhiệm kỳ 2025 - 2027 sẽ phát huy năng lực, kinh nghiệm, sự chủ động, sáng tạo trong công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

UBND xã Cổ Bi thông tin về kết quả bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố nhiệm kỳ 2025-2027
Ngày đăng 18/12/2024 | 04:43  | Lượt truy cập: 3309

Sáng ngày 15/12/2024, đồng loạt hơn 4863 cử tri của 8 thôn, tổ dân phố trên địa bàn xã Cổ Bi đã tham gia bầu cử trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố (TDP) nhiệm kỳ 2025-2027. Đây là đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, để lựa chọn, bầu ra những đại biểu ưu tú ở thôn, TDP nhiệm kỳ 2025 - 2027. Ghi nhận bước đầu, đã có 7/8 thôn, tổ dân phố đạt kết quả về tỷ lệ bầu cử và người trúng cử chức danh trưởng thôn, tổ dân phố.

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao hiệu quả xây dựng và thực hiện Luật dân chủ ở cơ sở, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất ở cộng đồng dân cư. Cuộc bầu cử sẽ lựa chọn và bầu ra người tiêu biểu, có phẩm chất, năng lực, uy tín, đại diện cho cộng đồng dân cư thực hiện các công việc tự quản trên địa bàn; tập hợp, phản ánh và đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết những lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh. Để công tác bầu cử Trưởng thôn, tổ trưởng TDP trên địa bàn xã diễn ra đảm bảo dân chủ, bình đẳng, đúng luật. Ngay sau khi có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, UBND xã đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác bầu cử, cả hệ thống chính trị đã chủ động, tích cực vào cuộc tập trung cao độ thực hiện tốt các bước theo quy định.

          Theo ghi nhận của Ban chỉ đạo, công tác bầu cử tại các thôn, TDP được chuẩn bị chu đáo, đáp ứng tốt các yêu cầu đặt ra và tiến hành khẩn trương, dân chủ, theo đúng các quy định. Tình hình an ninh trật tự tại các điểm bầu cử được đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho cử tri thực hiện quyền công dân, các cử tri đến bầu cử phiếu đều trong tâm trạng phấn khởi, sáng suốt lựa chọn trưởng thôn, khu nhiệm kỳ 2025- 2027. Vì vậy. ngay từ sáng sớm, đông đảo các tầng lớp nhân dân trong toàn xã.

 

Ảnh: Cử tri tập trung tại các điểm bầu cử từ sớm để tham gia bầu cử

Ảnh: Cử tri tập trung tại nhà văn hoá thôn tham gia hội nghị cộng  đồng dân cư

             Đợt bầu cử này các thôn, TDP căn cứ tình hình thực tế để tiến hành bầu cử bằng hình thức biểu quyết bằng giơ tay hoặc biểu quyết bằng bỏ phiếu. Đáng chú ý, để các hộ dân đi bầu cử đầy đủ, ngay từ khi nhận được chủ trương, chỉ đạo của cấp trên, thôn, tổ dân phố đã tuyên truyền thường xuyên đến nhân dân, thông báo lên các nhóm zalo của thôn, tổ dân phố để nhắc nhở; trong ngày bầu cử, thành viên tổ bầu cử thường xuyên theo dõi tiến độ, gọi điện trực tiếp để đôn đốc người dân đi bầu cử đầy đủ; một số trường hợp, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền cử tri, thành viên Tổ bầu cử thôn đến tận gia đình để phát phiếu giúp người dân bầu cử đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Ảnh: Cử tri biểu quyết trong hội nghị

Ảnh: Ông Đinh Văn Thá – Người được cử tri thôn Hội lựa chọn

vào chức danh trưởng thôn Hội nhiệm kỳ 2025-2027

Ảnh: Ông Trịnh Xuân Quang - người trúng cử tại TDP Số 3

phát biểu trong hôi nghị cộng đồng dân cư

Đến thời điểm 17 giờ cùng ngày, các điểm bầu cử trưởng thôn, tổ dân phố ở xã Cổ Bi cơ bản hoàn tất khâu bầu cử. Tỷ lệ hoàn thành là 87.5%. Trên địa bàn xã Cổ Bi còn lại 01 thôn chưa hoàn thành việc bầu cử. BCĐ Bầu cử trưởng thôn, tổ dân phố nhiệm 2025-2027 xã Cổ Bi sẽ tiếp tục xin ý kiến chỉ đạo của UBND huyện và tiếp tục hướng dẫn thôn hoàn thành công tác bầu cử trưởng thôn, tổ dân phố đảm bảo các yêu cầu của kế hoạch đã đề ra./.

UBND xã Cổ Bi tổ chức ra quân giải toả các tụ điểm kinh doanh trái phép (chợ cóc) để đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, văn minh đô thị .
Ngày đăng 16/12/2024 | 07:04  | Lượt truy cập: 3406

    Thông qua việc ra quân giải toả các tụ điểm kinh doanh trái phép (chợ cóc)  nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông, đô thị; nâng cao nhận thức, ý thức của người dân và trách nhiệm của chính quyền cơ sở, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đô thị, công cộng trên địa bàn thành phố; hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, đô thị, công cộng.

Các lực lượng tham gia giải toả các tụ điểm kinh doanh trái phép (chợ cóc) để đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, văn minh đô thị .

   Ảnh: Lực lượng ra quân giải toả các tụ điểm kinh doanh trái phép (chợ cóc) để đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, văn minh đô thị .

Đồng thời, đánh giá đúng thực trạng tình hình, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đô thị, công cộng trên địa bàn xã; phát hiện những sơ hở, thiếu sót để kịp thời kiến nghị UBND các cấp, các cơ quan hữu quan khắc phục nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương và các ngành có liên quan trong việc quy hoạch cấp phép, quản lý, xử lý vi phạm.

    Theo ghi nhận của tổ công tác một số tuyến đường trung tâm như: Cổ Bi, điểm chợ Vàng, khu vực X8, đường 142, Cổ Bi... phần lớn hộ kinh doanh đều chấp hành nghiêm chỉnh về trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông. Các tuyến đường đều dọn dẹp vệ sinh sạch, đẹp, để xe ngăn nắp, tạo đường thông, hè thoáng cho người tham gia giao thông.

   Tuy nhiên, tại các tuyến phố vẫn có một số hộ để biển bảng lấn chiếm vỉa hè, một số trường hợp vẫn cố tình dừng đỗ xe không đúng quy định. Tổ công tác đã tiến hành nhắc nhở, xử lý nghiêm đúng quy định.

Để duy trì những kết quả trong thời gian tới, UBND xã sẽ tiếp tục phối hợp và chỉ đạo với các bộ phận liên quan tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm, đảm bảo mỹ quan đô thị và trật tự an toàn giao thông./.

UBND xã Cổ Bi ban hành Quyết định công bố ngày bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn xã Cổ Bi nhiệm kỳ 2025-2027
Ngày đăng 22/11/2024 | 10:45  | Lượt truy cập: 3455
UBND xã Cổ Bi công khai Thông báo của UBND huyện Gia Lâm Về việc lấy ý kiến đối với Dự thảo Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Gia Lâm
Ngày đăng 03/12/2024 | 01:53  | Lượt truy cập: 3361

1. UBND huyện Gia Lâm lấy ý kiến các phòng, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân có liên quan về Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Gia Lâm. Nội dung lấy ý kiến được công khai trên trang thông tin điện tử của huyện Gia Lâm tại địa chỉ: http://gialam.hanoi.gov.vn

- Hồ sơ công khai lấy ý kiến gồm: Dự thảo Báo cáo thuyết minh, hệ thống bản đồ về Kế hoạch sử dụng đất năm 2025.

- Thời gian lấy ý kiến: 20 ngày (kể từ ngày 03/12/2024 đến hết ngày 22/12/2024).

2. Giao Văn phòng HĐND và UBND Huyện thực hiện công khai thông báo và hồ sơ kèm theo trên trang thông tin điện tử của Huyện.

3. Giao Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:

- Công khai thông báo và hồ sơ kèm theo trên trang thông tin điện tử của xã, thị trấn (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, thị trấn và nhà văn hóa các thôn, xóm, tổ dân phố và phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình, cá nhân đại diện cho xã, thị trấn về nội dung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Gia Lâm.

- UBND các xã, thị trấn tiếp nhận thông tin, tổng hợp báo cáo kết quả lấy ý kiến gửi về UBND huyện (qua Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện). Thời gian trước ngày 24/12/2024.

(Có Mẫu Phiếu ý kiến kèm theo)

4. Giao phòng Tài nguyên và Môi trường đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện và tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến, hoàn thiện phương án kế hoạch sử dụng đất, báo cáo UBND huyện theo quy định./.  

UBND xã Cổ Bi Thông báo về việc công khai bản đồ địa chính thôn Cam, Vàng, Hội xã Cổ Bi
Ngày đăng 29/11/2024 | 08:22  | Lượt truy cập: 3403
Thông báo công khai Quyết định số 5673/QĐ-UBND ngày 30/10/2024 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Tín ngưỡng, tôn giáo; Văn thư - Lưu trữ; Thi đua - Khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội
Ngày đăng 27/11/2024 | 04:41  | Lượt truy cập: 3374

Quyết định nêu rõ: Phê duyệt kèm theo Quyết định này 60 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Tín ngưỡng, tôn giáo; Văn thư - Lưu trữ; Thi đua, khen thưởng. Trong đó: 19 quy trình giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố; 22 quy trình giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 8 quy trình giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; 11 quy trình giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cụ thể, danh mục 19 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố Hà Nội đều thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; 22 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ có 21 quy trình nội bộ thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và 1 quy trình nội bộ thuộc lĩnh vực văn thư – lưu trữ; 8 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; 11 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã có 10 quy trình nội bộ thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và 1 quy trình nội bộ thuộc lĩnh vực thi đua, khen thưởng.

UBND thành phố giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định này xây dựng quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính để phục vụ việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định.

Toàn văn Quyết định xem tại đây: /documents/93071/0/QD-5673-2024.pdf/9498056a-988f-4efa-8825-0de07574ae6a

BẢN ĐỒ

Văn bản chỉ đạo của đảng ủy

văn bản chỉ dạo của HĐND

Văn bản chỉ đạo của UBND

Quảng cáo

Máy Quấn Màng Co Pallet

LIÊN KẾT